Landing Page là gì? Vai trò của Landing Page trong Digital Marketing
- by Cris Le
- 0 Comments
- 1187 Views
Nếu bạn đang hoạt động kinh doanh, cung cấp, quảng bá dịch vụ trên môi trường online thì chắc hẳn bạn đã từng nghe về cụm từ “Landing Page”. Vậy Landing Page là gì, ứng dụng của nó ra sao. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Landing Page là gì?
Landing Page là 1 trang đích, được thiết kế với hình ảnh bắt mắt, nội dung thuyết phục về một sản phẩm, nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó để kích thích người đọc mua hàng/ sử dụng dịch vụ. Landing Page cũng có thế là 1 trang web nói về 1 sự kiện nào đó như: sự kiện âm nhạc, thể thao, tuyển sinh, tuyển dụng,…mà mục tiêu là muốn khách hàng đăng ký tham gia sự kiện.
Mục tiêu: Tối đa hóa chuyển đổi. Tập trung vào việc bán hàng, bán dịch vụ, thuyết phục người đọc đăng ký hoặc để lại thông tin.
Landing Page khác gì với Website
Landing Page chỉ là một trang duy nhất, có nội dung xoáy sâu vào việc mô tả một sản phẩm, dịch vụ nào đó.
Trong khi đó, Website là 1 hệ thống những trang web có nội dung phong phú, nhằm cung cấp cho người đọc nhiều thông tin nhất có thể xoay quanh lĩnh vực nhất định.
Website
Bình thường, website sẽ có các trang thông tin thiết yếu như:
- Trang chủ
- Trang giới thiệu
- Trang sản phẩm
- Trang blog
- Trang liên hệ
- Trang thanh toán, chính sách,…
Khi người dùng truy cập vào một website với nhiều trang và nội dung bạt ngàn như vậy, họ rất dễ bị phân tâm. Và sẽ rất khó khăn để website điều hướng họ thực hiện hành động chuyển đổi. Chẳng hạn họ đang đọc thông tin này, thì lại bị thông tin khác quấy nhiễu. Cảm xúc và luồng suy nghĩ của họ cũng bị thay đổi theo từng thông tin nhân được.
Landing Page
Với Landing Page thì khác, chúng ta chỉ đưa các thông tin cần thiết nhất về sản phẩm/dịch vụ, và khéo léo bổ sung các thông tin liên hệ, chính sách, yếu tố tăng độ tin cậy vào trang một cách gắn gọn, dễ hiểu. Như vậy, người dùng sẽ không bị phân tâm bới các yếu tố gây nhiễu như trên website, và tỉ lệ người dùng có xu hướng đưa ra chuyển đổi nhiều hơn, nhanh hơn.
Các thành phần thường có của một Landing Page bán hàng/dịch vụ:
- Hero Section (Thường là 1 banner với tiêu đề, hình ảnh nổi bật, nằm ở đầu trang landing
- Section giới thiệu chung
- Section Thông tin sản phẩm (thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng,…)
- Section Dịch vụ (phân loại dịch vụ, báo giá,..)
- Section Chính sách bán hàng & cam kết
- Section Đánh giá của khách hàng
- Section Đối tác
- Section liên hệ, điền form đăng ký
- ….
Có bao nhiêu loại Landing Page?
Landing Page thu thập khách hàng tiềm năng
Mục tiêu: Thuyết phục khách hàng truy cập trang để lại thông tin liên hệ như: họ tên, số điện thoại, email, địa chỉ,… Chúng ta là chủ sở hữu của landing page sẽ dùng những thông tin đó để phục vụ cho các hoạt động marketing sau này. Tất nhiên việc khách hàng để lại thông tin là hoàn toàn tự nguyện, và họ đồng ý với việc chúng ta sử dụng thông tin đó để marketing đến họ.
Đặc điểm: Trên trang có hiển thị nổi bật các form đăng ký để khách hàng có thể dễ dàng để lại thông tin. Chúng ta dùng những lợi ích như món quà, lời tư vấn miễn phí, mã giảm giá,…để đổi lại việc khách hàng để lại thông tin của họ.
Landing Page bán sản phẩm, dịch vụ
Mục tiêu: Thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ ngay trên Landing Page mà không cần hoặc ít cần phải tư vấn thêm. Muốn làm được điều đó, Ldp cần phải đủ sức thuyết phục để làm khách hàng từ biết đến thích đến yêu và mua sản phẩm/ dùng dịch vụ.
Đặc điểm: Sử dụng hình ảnh hấp dẫn, nội dung chi tiết từ thông tin sản phẩm, dịch vụ đến chính sách, yếu tố tin cậy,…để khiến khách hàng đủ tiềm tin và yêu thích ra quyết định mua hàng/ dùng dịch vụ.
Landing Page trung gian chuyển đổi
Mục tiêu: Làm cầu nối điều hướng khách hàng tới trang chuyển đổi chính
Đặc điểm: Không dùng form đăng ký trên landing page. Tập trung dẫn dắt khách hàng về website hoặc trang sản phẩm để đặt hàng
Khi nào nên sử dụng Landing Page?
Nhìn chung, bạn có thể sử dụng Landing Page trong một số trường hợp sau đây:
Đẩy mạnh việc bán sản phẩm với Landing Page
- Bạn đang muốn chạy quảng cáo để kinh doanh một sản phẩm nào đó trên Internert. Việc xây dựng website thật sự rất cồng kềnh. Khi đó, landing page là lựa chọn số một.
- Công ty bạn vừa ra mắt một sản phẩm mới. Nếu chỉ đơn thuần đăng sản phẩm đó lên website, mạng xã hội thì rất khó làm nổi bật sản phẩm đó trong một rừng hàng trăm ngàn sản phẩm khác. Khi đó, hãy sử dụng landing page để làm nổi bật riêng cho sản phẩm này.
- Nhìn chung, nếu bạn muốn đẩy mạnh việc bán một hoặc một nhóm sản phẩm nào đó, hãy cân nhắc việc sử dụng landing page.
Giới thiệu dịch vụ/ giải pháp bằng Landing Page
Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ giải pháp. Ví dụ: dịch vụ bảo dưỡng điều hòa, dịch vụ chạy quảng cáo facebook, dịch vụ cho thuê nhà,…Bất kể bạn đang cung cấp dịch vụ gì thì việc tạo uy tín trong mắt khách hàng là điều vô cùng cần thiết để thuyết phục họ dùng dịch vụ của bạn. Giữa một rừng những đối thủ khác, nếu bạn không có sự khác biệt, hoặc không cho khách hàng thấy được sự khác biệt của bạn thì việc cạnh tranh là vô cùng khó khăn.
Landing Page Khuyến mại, tặng quà, giới thiệu sự kiện...
Công ty bạn đang có chương trình khuyến mại, tri ân, tặng quà, tổ chức sự kiện… và muốn quảng bá rộng rãi tới khách hàng. Hãy dùng landing page để truyền tải những thông điệp đó một cách cụ thể, chính xác và hấp dẫn nhất.
Tạo trang Portfolio, Bio, CV, Company Profile bằng Landing Page
Sẽ rất tiện lợi nếu bạn sở hữu một landing page portfolio, bio, cv, company profile để gửi cho khách hàng mỗi khi cần thiết. Hoặc gắn link trang vào các tài khoản mạng xã hội,…để khách hàng dễ dàng tìm đọc khi họ muốn tìm hiểu thêm.
Bạn đang chạy quảng cáo trên các nền tảng Facebook, Google, Tiktok
Dù bạn đang chạy quảng cáo trên bất kỳ nền tảng nào thì việc sở hữu một Landing Page cũng là điều vô cùng cần thiết.
Landing Page kết hợp với Facebook Ads
Nếu bạn là người chạy quảng cáo Facebook lâu năm, chắc hẳn bạn có thể nhận thấy nền tảng này càng ngày càng khó bán hàng hơn, chi phí cho quảng cáo ngày càng đắt hơn. Một phần lý do vì Facebook đang bão hòa, quá nhiều nhà quảng cáo nhảy vào thị trường, dẫn đến chi phí thầu ads rất cao. Ngoài ra, khách hàng mua hàng trên nền tảng này càng ngày càng khó tính và cân nhắc kỹ lưỡng hơn. Họ bị lừa quá nhiều, và họ mất dần niềm tin khi mua hàng trên Facebook. Giờ đây, để một người dùng Facebook khi nhìn thấy quảng cáo , có thể xuống tiền mua hàng thì họ phải check độ uy tín của shop rất kỹ. Lúc này, nếu bạn có sở hữu Landing Page gắn vào bài quảng cáo, thì sự uy tín của bạn trong mắt khách hàng tăng rất cao. Nhờ đó mà tỉ lệ bạn chốt sale tốt hơn. Bạn cũng sẽ ít phải tốn nước bọt tư vấn cho khách hàng hơn. Vì mọi thông tin khách hàng cần đã nằm hết trên Landing Page rồi.
Bên cạnh đó, Landing Page còn giúp AI của facebook học được hành vi khách hàng tốt hơn. Pixel của Facebook tự động thu thập và lưu lại data của những người truy cập trang, và sử dụng data đó để tối ưu cho quảng cáo. Chắc là bạn cũng đã ngheo ở đâu đó nhắc đến việc “Nuôi Pixel Facebook” rồi đúng không. Đó chính là việc gắn đoạn mã Pixel của Facebook vào Landing Page để nuôi nấng nó, cho nó học hành vi khách hàng, để nó ngày càng thông minh hơn. Và nó sẽ giúp các chiến dịch quảng cáo của bạn hiệu quả hơn
Landing Page kết hợp với Google Ads
Nếu bạn đang sở hữu website, mà việc chạy quảng cáo dẫn về trang đích là website của bạn chưa hiệu quả, thì có thể có nhiều lý do. Một trong số những lý do đó là do website của bạn chưa đủ hấp dẫn, thu hút khách hàng thực hiện hành động chuyển đổi. Khi đó, bạn cần cân nhắc sử dụng thêm Landing Page trong website của bạn.
Nếu bạn chưa có website, và đang muốn chạy quảng cáo Google Ads thì có hai phương án cho bạn lựa chọn:
- Build một website và build thêm Landing Page để chạy quảng cáo
- Không cần build website, chỉ cần Build một Landing Page rồi chạy quảng cáo trực tiếp về trang đó.
Rõ ràng, phương án số một sẽ tốn kém chi phí và thời gian của bạn hơn rất nhiều so với phương án số hai. Bạn nên dùng website khi muốn làm SEO (bền vững) và nên dùng Landing Page khi chạy quảng cáo (Ra kết quả sớm).
Landing Page chạy quảng cáo Tiktok Ads
Nếu bạn đang có ý định chạy quảng cáo Tiktok thì việc sở hữu Landing Page làm trang đích bán hàng là điều kiện bắt buộc của nền tảng này. Do đó mình sẽ không cần nói thêm về vai trò của nó nữa.
Dịch Vụ Thiết Kế Landing Page Chuyên Nghiệp, Chuyển Đổi Cao
Ví dụ mẫu Landing Page
Dưới đây là 1 ví dụ về landing page. Bạn có thể tham khảo để có cái nhìn trực quan về landing page nhé.
Landing Page Gà Mạnh Hoạch
Đây là một landing page của một nhà hàng chuyên bán gà Mạnh Hoạch. Như các bạn có thể thấy, trang này có thiết kế khá là bắt mắt, nội dung đầy đủ, rõ ràng, và chỉ xoay quanh về các món ăn. Khi người dùng truy cập vào landing page này, họ dễ dàng bị kích thích bởi hình ảnh và nội dung trong đó. Và họ muốn ra quyết định đặt hàng ngay lập tức.
Nút Call To Action to, rõ ràng, có tác dụng kích thích khách hàng bấm vào đó để đặt hàng.
Trang này không hề có đường dẫn ra ngoài, hoặc những thông tin thừa gây nhiễu đến hành động mua hàng của khách hàng.
Landing Page Giải Đi Bộ
Đây là một Landing Page giải đi bộ được tạo ra nhằm quảng bá sự kiện đi bộ tới nhiều người, và thuyết phục họ đăng ký tham gia sự kiện. Thay vì tạo một website với kinh phí lớn, xây dựng hệ thống nội dung dày đặc, mất rất nhiều thời gian thì Landing Page lại giải quyết vấn đề vô cùng dễ dàng. Đặc biệt chi phí và thời gian thực hiện một trang như vậy lại rất rẻ và nhanh.
Landing Page Nước Trái Cây Lên Men
Để đẩy mạnh việc bán sản phẩm này trong dịp tết thì hãng Ladofoods đã thực hiện một landing page để quảng bá sản phẩm trên Facebook, Google và nhiều kênh khác.
5 Bước Thiết Kế Landing Page
Với bất kỳ một chiến dịch marketing, quảng cáo nào, bạn cũng nên cân nhắc sử dụng riêng một landing page cho chiến dịch đó. Việc này sẽ giúp đem lại hiệu quả tốt hơn rất nhiều, và giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí quảng cáo cho bạn đó.
- Bước 1: Xác định mục tiêu: Chiến dịch của bạn mong muốn thu về loại chuyển đổi gì: khách hàng đặt mua hàng, để lại thông tin hay tham gia sự kiện,… Đồng thời xác định các chỉ số KPI mong muốn.
- Bước 2: Xây dựng content cho trang đủ thuyết phục. Tạo các banner, hình ảnh bắt mắt, truyền tải thông tin qua infographic để giúp việc tiếp nhận thông tin của khách hàng không bị nhàm chán.
- Bước 3: Chạy thử nghiệm A/B Testing để tìm ra mẫu phù hợp nhất với chiến dịch và dồn ngân sách quảng cáo vào mẫu đó.
- Bước 4: Đo lường và tối ưu
Lời kết
Qua bài viết này, mình hi vọng các bạn sẽ có được những hiểu biết nhất định về Landing Page, và ứng dụng của nó trong việc kinh doanh sản phẩm, dịch vụ,…Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn, hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của mình nhé.
Bạn có thể vào LadiPage để tạo một tài khoản miễn phí và bắt đầu làm quen với nền thiết kế Landing Page chuyên nghiệp nhất Việt Nam này nhé.
Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn về Dịch vụ thiết kế Landing Page, vui lòng inbox cho mình nhé:
Fanpage: LadiGrowth
Để lại bình luân, câu hỏi, hoặc đánh giá